Thiết kế kiến trúc – giải pháp toàn diện

Thiết kế kiến trúc nhà ở đang là dịch vụ nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay, đặc biệt là những người đang có nhu cầu thiết kế kiến trúc cho mình một tổ ấm riêng. Dịch vụ này giúp lên kế hoạch cho mọi mong muốn và nhu cầu của gia chủ, giải đáp những thắc mắc, đồng thời đưa ra những phương án tối ưu nhất về chi phí, thời gian cùng các yếu tố liên quan khác trước khi đi vào thi công. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin cơ bản cũng như những yêu cầu khi thiết kế thi công nhà ở nhé!

1. Bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc nhà ở là gì?

Hồ sơ thiết kế kiến trúc nhà ở là tài liệu thể hiện hình dạng kiến trúc, kết cấu chi tiết của ngôi nhà. Đây là tài liệu thiết yếu khi muốn thi công, thiết kế kiến trúc nhà ở của bất kỳ công trình nào. Nó được ví như một cầu nối giữa cầu nối quan trọng giữa đơn vị thi công, gia chủ và công trình.

2. Bộ hồ sơ thiết kế xây nhà ở dùng để làm gì? Và hồ sơ bao gồm những gì?

Hồ sơ thiết kế thi công trọn gói nhà nhằm mục đích xây nhà và cho bạn thấy được tổng quan ngôi nhà thông qua bản vẽ một cách chân thực nhất. Từ đó, các kiến trúc sư nắm được quá trình xây nhà như thế nào, diện tích bao nhiêu, xác định kích thước và bố trí ra sao,…

Một bộ hồ sơ thiết kế thi công kiến trúc nhà ở bao gồm các hạng mục sau:

STTDanh mục hồ sơMô tả nội dung hồ sơ
1Hồ sơ xin phép thi côngĐầy đủ hồ sơ xin phép thi công theo đúng quy định.
2Hồ sơ bản vẽ thiết kếBản vẽ 3D mặt tiền.Mặt bằng kỹ thuật các tầng.

Các mặt đứng triển khai.

3Hồ sơ kiến trúcCác mặt cắt kỹ thuật thi công.Mặt bằng trần giả.

Mặt bằng được lát sàn và  bố trí đồ nội thất.

4Hồ sơ nội thấtThi công chi tiết các thiết bị nội thất.Thi công các chi tiết trang trí như tường, vườn cảnh…
5Hồ sơ chi tiết cấu tạoChi tiết thiết kế về cầu thang, ban công, vệ sinh, cửa…Phần ngầm bao gồm như đóng cọc, móng, dầm, giằng, hầm tự hoại…
6Hồ sơ kết cấuChi tiết kết cấu cầu thang, cột, dầm và mái.Các bảng thống kê chi tiết về thép.
7Hồ sơ thiết kế kỹ thuật M&ECấp thoát nước của công trình.Hệ thống về thông tin liên lạc, chống sét.
8Phần thiết kế cảnh quan sân vườnThiết kế cổng tường rào và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.Sân đường đi dạo, nối đi lại trong nội bộ.
9Dự toán chi tiết và tổng dự toán thi côngLiệt kê chi tiết khối lượng, đơn giá, thành tiền các hạng mục thi công.Đảm bảo xem xét việc thi công đúng trong bản thiết kế.
10Giám sátGiám sát và lựa chọn vật liệu và thiết bị nội thất theo đúng bản thiết kế.

3. Lý do cần phải có hồ sơ trước khi thiết kế kiến trúc nhà ở

Đây là tài liệu thể hiện một cách chi tiết hình dạng kiến trúc và kết cấu của ngôi nhà, cũng là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế. Tất cả những mong muốn của khách hàng sẽ được đội tư vấn thiết kế kiến trúc nhà ở hiện thực hóa thông qua bộ hồ sơ này. Có thể nói, đây là mắt xích quan trọng kết nối giữa đơn vị thi công, gia chủ và công trình. Một số công dụng nổi bật của hồ sơ thiết kế kiến trúc nhà ở có thể kể đến như:

  • Hạn chế việc sửa chữa và sai lệch trong quá trình thiết kế kiến trúc: Hồ sơ thiết kế giúp gia chủ có được cái nhìn tổng quan về cả công trình trước khi tiến hành thiết kế kiến trúc, giúp hạn chế sự khác biệt giữa mong muốn của gia chủ và thi công thực tế.
  • Giúp quản lý vật tư: Việc lên chi tiết số lượng và đưa ra yêu cầu về chất lượng vật tư sẽ làm giảm thiểu tình trạng trạng dư thừa, thiếu hụt, lãng phí, thất thoát trong thi công.
  • Kiểm soát tiến độ thi công: Việc đưa ra các thông số kỹ thuật cụ thể giúp chủ đầu tư chủ động trong việc kiểm soát chất lượng công trình.
  • Giúp ích cho công tác sửa chữa về sau: Trong trường hợp gặp sự cố về hệ thống điện, nước hoặc muốn sửa chữa chi tiết nào đó, sơ đồ hệ thống kỹ thuật sẽ giúp gia chủ tìm ra vấn đề và dễ dàng đưa ra phương án giải quyết một cách hiệu quả hơn.

4. Các thành phần của hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà ở hoàn chỉnh

Để có một bộ hồ sơ nhà ở bạn cần phải có đầy đủ các thành phần cấu tạo nên một ngôi nhà. Từ đó, bạn có thể dễ dàng kiểm soát, bao quát được toàn bộ ngôi nhà mơ ước của bạn. Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công nhà ở hoàn chỉnh gồm những thành phần sau:

4.1 Về phần thiết kế kiến trúc

Phần kiến kế kiến trúc nhà ở bao gồm những yếu tố sau:

  • Mặt bằng: Định hướng và không gian xung quanh sao cho phù hợp giúp bạn có thể hình dung được hình dáng của ngôi nhà hoàn thiện trong tương lai.
  • Mặt đứng: Thể hiện chiều cao cân đối của ngôi nhà từ mặt tiền.
  • Mặt cắt: Mặt cắt thể hiện những chi tiết bên trong rõ nét, dễ hiểu cho đội ngũ thi công.
  • Phối cảnh: Mô tả hình ảnh chi tiết về mặt tiền nhà trực quan, chân thực nhất từ ý tưởng của gia chủ trong thiết kế tới thực tế thi công. Ảnh phối cảnh là hình ảnh 3D thể hiện được 3 chiều của ngôi nhà để giúp gia chủ có cái nhìn trực quan, sinh động nhất về ngôi nhà của mình.

Hồ sơ thiết kế cấu trúc thể hiện đầy đủ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt

4.2 Về phần thiết kế chi tiết

Bản vẽ chi tiết thể hiện cụ thể nhất về toàn bộ kích thước cửa, nhà vệ sinh, lát gạch trong không gian phòng của ngôi nhà. Ký hiệu, chú thích trong hồ sơ được trình bày rõ ràng giúp bạn có thể hiểu chính xác nhất bản vẽ của ngôi nhà.

  • Mặt bằng kích thước: Thể hiện rất đầy đủ cấu tạo của từng chi tiết của từng bố trí mặt bằng.
  • Mặt bằng lát gạch: Phần này ghi rõ kích thước của từng loại gạch, chủng loại, màu sắc gạch cho toàn bộ ngôi nhà.
  • Mặt bằng trần: Thể hiện về kích thước của trần, loại trần sử dụng.
  • Mặt bằng bố trí cửa, quy cách cửa: Mặt bằng cửa giúp xác định vị trí, kích thước cho toàn bộ hệ thống cửa trong ngôi nhà. Quy cách cửa thể hiện đầy đủ các loại cửa sẽ được sử dụng trong mỗi không gian ngôi nhà từ chất liệu, kích thước cho đến số lượng.
  • Chi tiết nhà vệ sinh: Phần này thể hiện loại gạch dùng để lát trong nhà vệ sinh, vị trí sơn nước.
  • Chi tiết cầu thang, ban công: Bao gồm độ cao, độ dốc, kích thước những bậc thang, ban công, loại lát gạch, sơn…
  • Chi tiết lan can: Bao gồm kích thước lan can, lát gạch, chất liệu sử dụng làm lan can.
  • Chi tiết phòng khách, phòng bếp – ăn và phòng ngủ: Thể hiện vị trí đồ nội thất trong các phòng của ngôi nhà.

4.3 Về phần kết cấu

Phần kết cấu của ngôi nhà bao gồm các bản vẽ chi tiết sau:

  • Quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công ngôi nhà.
  • Mặt bằng định vị cọc: Thể hiện vị trí, khoảng cách giữa các cọc trong bản thiết kế và thi công trong ngôi nhà. Từ đó, chủ nhà dễ dàng thấy được lưới cọc chạy trong ngôi nhà cũng như cách thức bố trí, độ an toàn, tính khoa học.
  • Mặt bằng móng, chi tiết móng: Mặt bằng móng của ngôi nhà sẽ được hình thành qua quá trình khảo sát thực tế của gia chủ và hiện trạng của khu đất như móng đơn, móng bè, móng băng, móng cọc.
  • Mặt bằng sẽ định vị những cột và chi tiết kết cấu cột.
  • Mặt bằng đổ dầm sàn, mặt bằng thép.
hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công
Hồ sơ kết cấu móng, kết cấu phần thân và kết cấu mái.

4.4 Về phần điện

Phần điện trong toàn ngôi nhà bao gồm các bản vẽ chi tiết sau:

  • Sơ đồ chi tiết hệ thống điện.
  • Mặt bằng bố trí các đèn chiếu sáng của từng tầng.
  • Mặt bằng bố trí các thiết bị ổ cắm ở từng tầng.
  • Mặt bằng bố trí về tivi, điều hòa ở các phòng trong ngôi nhà.

Mặt bằng bố trí các đèn chiếu sáng của từng tầng

4.5 Về phần nước

Phần nước thể hiện trên các bản vẽ chi tiết sau:

  • Thuyết minh chung về hệ thống nước.
  • Mặt bằng cung cấp nước ở các tầng.
  • Mặt bằng thoát nước ở từng tầng.
  • Chi tiết lắp đặt các ống đường nước.
  • Chi tiết lắp đặt hệ thống hố gas.
  • Chi tiết về hầm tự hoại.

Bản vẽ thể hiện chi tiết lắp đặt các ống đường nước
Đánh giá